Hot keys: Education and Training courses in Marine Scientist and Technology!

Đánh giá sức tải môi trường các thuỷ vực ven biển Việt Nam

Đăng lúc: Thứ bảy - 04/04/2015 15:28 - Người đăng bài viết: admin
Các mô hình sẽ được nhân rộng ở một số địa phương ven biển trên cơ sở kết quả thực tiễn tại ba vùng nghiên cứu và quy trình đề xuất.

Báo cáo kết quả hội thảo khoa học và tình hình thực hiện của đề tài KC.09.17/11-15

I. Thành phần ban chủ nhiệm đề tài
- Chủ nhiệm: TS. Lưu Văn Diệu
- Ban thư ký: TS. Lê Xuân Sinh, ThS. Cao Thị Thu Trang, KS. Vũ Thị Lựu

II. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí đã cấp 5.000/ 6.320 triệu đồng.

III. Các công việc thực hiện đến 03/2015

III.1. Hoàn thành các nội dung chuyên môn
          Các kết quả của đề tài được thực hiện 10 nội dung nghiên cứu khoa học:

1. Nội dung NC 1: Điều tra, tổng quan tài liệu phục vụ cho nghiên cứu sức tải môi trường và khả năng tự làm sạch của thuỷ vực
- Đã hoàn thành 09 chuyên đề về điều tra tổng quan tài liệu.
2. Nội dung 2: Điều tra, khảo sát  hiện trường và phân tích mẫu –mùa mưa và mùa khô
- Hoàn thiện hai chuyến khảo sát hai mùa (mùa khô, 2013 và mùa mưa, 2014) tại 03 vùng nghiên cứu là cửa sông Bạch Đằng, vịnh Đà Nẵng và đầm Thị Nại (Bình Định).
3. Nội dung 3: Đánh giá và dự báo tải lượng ô nhiễm từ các nguồn vào các thủy vực  nghiên cứu, xây dựng các bản đồ, sơ đồ phát thải ô nhiễm
- Hoàn thiện 06 chuyên đề về kiểm kê nguồn thải và dự báo tải lượng chất ô nhiễm đưa vào các thủy vực tại các khu vực nghiên cứu.
- Hoàn 03 bộ sơ đồ phân bố phát thải các chất ô nhiễm (BOD, COD, TSS, N-T, P-T) đưa vào các thủy vực là cửa sông Bạch Đằng, vịnh Đà Nẵng và đầm Thị Nại (Bình Định).
4. Nội dung 4:  Đánh giá hiện trạng hình thái các thủy vực nghiên cứu, xây dựng các bản đồ phân bố trầm tích đáy tại các khu vực nghiên cứu
- Hoàn thiện 06 chuyên đề về hình thái địa hình các thủy vực, sự tác động của tự nhiên và ảnh hưởng bởi tác động của tự nhiên và con người liên quan đến sự biến đổi này.
- Hoàn thiện 03 bản đồ phân bố trầm tích tại các khu vực nghiên cứu
5. Nội dung 5: Xác định cơ chế ô nhiễm nước hay khả năng tự làm sạch của từng thủy vực; Đánh giá khả năng tự làm sạch của sinh vật.
- Đây là một trong những nội dung chính của đề tài, bao gồm 18 chuyên đề tính các quá trình (lắng đọng, quang hợp, phân hủy, khuếch tán) để đánh giá  khả năng tự làm sạch của thủy vực tại 03 khu vực nghiên cứu.
- Hiện tại, đã hoàn thành 16/18 chuyên đề. Cơ bản đã xác định được cơ chế tự làm sạch của hai khu vực nghiên cứu là cửa sông Bạch Đằng và vịnh Đà Nẵng.
- Các chuyên đề còn lại sẽ hoàn thành trước 5/2015.
6. Nội dung 6: Tính toán cân bằng khối lượng các chất ô nhiễm trong từng thủy vực nghiên cứu
- Nội dung này bao gồm 09 chuyên đề để tính nghiên cứu, tính toán các hệ số, lượng vật chất tham gia và cân bằng khối lượng của các quá trình diễn ra trong thủy vực cửa sông Bạch Đằng, vịnh Đà Nẵng và đầm Thị Nại (Bình Định).
- Hoàn thành được 3/9 chuyên đề và các chuyên đề còn lại sẽ hoàn thành trước 5/2015.
7. Nội dung 7: Mô phỏng sự lan truyền các chất ô nhiễm trong các thủy vực theo các kịch bản hiện tại và kịch bản quy họach đến năm 2025 – 2030.
- Đây là nội dung mô phỏng sự lan truyền của các chất ô nhiễm đi vào và đi ra khỏi các thủy vực, bao gồm 21 chuyên đề.
- Đã hoàn thành 12/ 21 các chuyên đề, các chuyên đề đã thực hiện các mô phỏng ban đầu về thủy động lực của các khu vực cửa sông Bạch Đằng, vịnh Đà Nẵng và đầm Thị Nại (Bình Định).
- Các chuyên đề còn lại sẽ hoàn thành trước 4/2015.
8. Nội dung 8: Đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải và tính toán sức chịu tải của các thủy vực nghiên cứu
- Nội dung bao gồm hiện trạng môi trường nước và trầm tích tích tại khu vực 03 khu vực nghiên cứu, bao gồm 06 chuyên đề. Nội dung này đã được hoàn thành, phản ảnh được hiện trạng môi trường của 03 thủy vực nghiên cứu là khu vực cửa sông Bạch Đằng, vịnh Đà Nẵng và đầm Thị Nại (Bình Định).
- Nội dung đánh giá khả  năng tiếp nhận chất thải và tính toán sức chịu tải của các thủy vực nghiên cứu, bao gồm 09 chuyên đề.
- Hoàn thành được 6/15 chuyên đề và các chuyên đề còn lại sẽ hoàn thành trước 5/2015.
Nội dung 9: Xây dựng quy trình đánh giá khả năng tự làm sạch và sức tải môi trường cho toàn dải ven biển Việt Nam
- Đây là nội dung nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đánh giá sức chịu tải cho các thủy vực ven biển Việt Nam. Nội dung này bao gồm 04 chuyên đề.
- Các chuyên đề còn lại sẽ hoàn thành trước 5/2015.
Nội dung 10: Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại các thủy vực nghiên cứu
- Căn cứ quá trình tính được sức tải của các thủy vực, đề tài sẽ đề xuất giải pháp quản lý và bảo bệ môi trường nhằm định hượng sự phát triển bền vững tại các khu vực nghiên cứu. Nội dung này bao gồm 06 chuyên đề.
- Các chuyên đề còn lại sẽ hoàn thành trước 9/2015 và báo cáo tổng kết.

III.3. Hội thảo khoa học
- Tổ chức 09 hội thảo trong năm 2013 và năm 2014, bao gồm 01 hội thảo triển khai và 08 hội thảo chuyên môn.
- Tổ chức hội thảo khoa học giữa kỳ và cuối kỳ vào tháng 10/2015.

III.4. Bài báo, sách chuyên khảo và các sản phẩm khác

Đã đăng 05 bài báo trên tạp chí Quốc gia
  1. Cao Thị Thu Trang, Phạm Hải An, Trần Anh Tú,  Lê Đức Cường, Trần Đức Thạnh, Trịnh Thành, 2014. Mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm khu vực phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế bằng mô hình Delft – 3D. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 14 số 3 (2014), DOI: 10.15625/1859 -3097/l4/3/3795, p 272-279
  2. Cao Thị Thu Trang, Phạm Hải An, Trịnh Thành, Trần Đức Thạnh, Trần Anh Tú,  Lê Đức Cường, 2014. Đánh giá sức tải môi trường khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 14 số 3A (2014), DOI: 10.15625/1859 -3097/l4/3A/5182, p 82-88
  3. Lê Xuân Sinh (2014)  Ứng dụng mô hình thực nghiệm đánh giá khả năng tích lũy thủy ngân của nghêu Meretrix lyrata tại vùng cửa sông bạch đằng, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 3A – Tập 14, pp 363-369. ISSN 1859-3097.
  4. Lưu Văn Diệu, Nguyễn Thị Phương Hoa (2014). Sức ép của sự phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường tại khu vực cửa sông Bạch Đằng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 3A – Tập 14, pp 43-51. ISSN 1859-3097.
  5. Lê Xuân Sinh (2015)  Nghiên cứu một số dạng tồn tại của Thủy ngân ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 53 (3), trang 373-380. DOI: 10.15625/0866-708X/53/3/4392 (http://vjs.ac.vn/index.php/jst/issue/current).
  6. Lê Xuân Sinh, Lê Văn Nam, 2015. Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng.  Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; trang 165-175. DOI: 10.15625/1859-3097/15/2/.
  7. Lưu Văn Diệu, Nguyễn Thị Phương Hoa, Cao Thị Thu Trang (2014). Dự báo tải lượng thải phát sinh từ các nguồn vào khu vực cửa sông Bạch Đằng đến năm 2025. Báo cáo hội thảo lần II “ Điều kiện tự nhiên, cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển –đảo Việt Nam, trang 154 – 168.
  8. Lê Xuân Sinh, Lê Văn Nam,Vũ Thị Lựu, Cao Thị Thu Trang, 2015. Hiện trạng môi trường nước khu vực vịnh Đà Nẵng. Hội nghị kỷ niệm 40 năm thành lập VAST.
  9. Cao Thị Thu Trang, Lưu Văn Diệu, Lê Xuân Sinh, Trần Đức Thạnh, 2015. Năng suất sơ cấp đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; trang 185-192. DOI: 10.15625/1859-3097/15/2/6505.
Đã đăng 05 bài báo trên tạp chí Quốc tế
  1. Le Xuan Sinh, Le Van Nam, Luu Van Dieu, Cao Thi Thu Trang, Nguyen Thi Phuong Hoa, Tran Duc Thanh, 2015. Assessment of pollution load into ThiNai lagoon, Viet Nam and prediction to 2025. International Journal of Sciences [ ijSciences ]. Vol 4 (6), pp 116-127.
  2. Trang Cao Thi Thu, Dieu Luu Van, Thanh Tran Duc, Sinh Le Xuan, 2015. Assessment of self-purification process of Thi Nai lagoon (Binh Dinh province, Viet Nam). Environment and Natural Resources Research Vol. 5, No. 3; June, 2015. pp.19-27. DOI:10.5539/enrr.v5n3px.
Đã đăng Quy trình với Cục sở hữu trí tuệ
- Quy trình: Quy trình đánh giá sức tải môi trường của các thủy vực ven biển

Đã đăng Quy trình với Cục sở hữu trí tuệ
Dự kiến viết cuốn sách chuyên khảo: Quy trình đánh giá khả năng tự làm sạch và sức tải môi trường cho toàn dải ven biển Việt Nam.

III.5. Kết quả đào tạo
- Hoàn thành đào tạo 02 thạc sĩ (trường ĐH Bách Khoa và ĐH Thủy Lợi).
- Đã tham gia đào tạo 01 nghiên cứu sinh tại trường ĐH Bách Khoa – Hà Nội, chuyên ngành kỹ thuật môi trường.

IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Dọc dải bờ biển Việt Nam dài trên 3200km tồn tại một hệ thống các thủy vực ven bờ, bao gồm 114 cửa sông lớn nhỏ, 48 vũng vịnh và 12 đầm phá. Chúng là các hệ sinh thái tự nhiên giàu có cho đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản đánh bắt và nuôi trồng lớn. Các thủy vực ven bờ thường là nơi hội tụ các vùng dân cư đông đúc, các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối hướng biển quan trọng cấp địa phương, vùng hay quốc gia (vùng cửa sông Đồng Nai, vùng cửa sông Bạch Đằng, cảng Đà Nẵng v.v.). Các thủy vực ven bờ  thường có cấu trúc nửa kín và gần kín, có chức năng điều hòa môi trường, sinh thái, đảm bảo cho hoạt động dân sinh và chất lượng cuộc sống của cộng động cư dân ven bờ. Chúng  tiếp nhận các chất thải từ các hoạt động dân sinh và kinh tế, có khả năng tự làm sạch môi trường ở một mức độ nhất định trong phạm vi sức chịu tải của mình. Khi quá tải, cân bằng môi trường và sinh thái bị phá vỡ, thủy vực bị ô nhiễm, hệ sinh thái bị suy thoái, gây  tổn thất, thiệt hại về kinh tế và sức khỏe cho con người.
Chính vì vậy, đề tài có ý nghĩa khoa học rất lớn vì xác định được các nguồn thải, khả năng tự làm sạch và sức chịu tải môi trường theo ba mô hình thủy vực tiêu biểu cho ven bờ Việt Nam là cửa sông (Bạch Đằng – Hải phòng và Quảng Ninh), đầm phá (Thị Nại – Quy Nhơn) và vịnh biển (Đà Nẵng – Tp. Đà Nẵng). Trong nghiên cứu khoa học về môi trường từ khảo sát và quan trắc đến phân tích và đánh giá, thì nghiên cứu sức chịu tải là ở mức độ nghiên cứu cao nhất và hệ thống nhất, sử dụng các thiết bị, phương pháp khảo sát và nghiên cứu hiện đại, kể cả mô hình thực nghiệm, mô hình toán và mô hình dẫn xuất môi trường DPSIR (nguồn – áp lực – thực trạng – tác động - ứng phó).
Khả năng ứng dụng thực tiễn của đề tài rất lớn, trước hết là cho 3 vùng nghiên cứu, đều đang là các trung tâm kinh tế năng động  hàng đầu của cả nước. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học vững chắc và tin cậy để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường các địa phương ven biển, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo để đảm bảo sức chịu tải hay sức khỏe thủy vực theo định hướng phát triển bền vững. Kết quả tính thải lượng được phép đưa vào thủy vực do đề tài đưa ra là cơ sở phân định nguồn thải được phép cho các ngành và địa phương ven bờ thủy vực. Từ các quota cấp phép thải, có thể hình thành hướng kinh tế dịch vụ môi trường bao gồm: dịch vụ thu gom và xử lý chất thải, mua bán hoặc chuyển nhượng giấy cấp phép thải v.v.  như là một thành phần của nền kinh tế dịch vụ trong tương lai gần. Một trong những kết quả khoa học của đề tài là xây dựng quy trình đánh giá sức tải môi trường theo ba mô hình mẫu tiêu biểu. Các mô hình sẽ được nhân rộng ở một số địa phương ven biển trên cơ sở kết quả thực tiễn tại ba vùng nghiên cứu và quy trình đề xuất.
Một số hình ảnh khảo sát thực địa và Hội thảo khoa học của đề tài











Nguồn tin: BCN KC.09/11-15

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Bizmac.com -thiết kế web 24/7

Xem kênh Youtube

Thăm dò ý kiến

Bạn hiểu gì về lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển

Không quan tâm

Hiểu không nhiều

Tôi đã học một vài tài liệu

Rất quan tâm và thương xuyên đọc web bienxanh.net





Thống kê

  • Đang truy cập: 19
  • Khách viếng thăm: 17
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 1662
  • Tháng hiện tại: 8151
  • Tổng lượt truy cập: 44243781
   
Loading
Trưởng ban biên tập: TS. Lê Xuân Sinh - Email: bienxanhs.net@gmail.com - Hotline: +(84)972-366-858