Hot keys: Education and Training courses in Marine Scientist and Technology!

Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để mô phỏng và dự báo sóng vùng biển ven bờ Hải Phòng

Đăng lúc: Thứ tư - 06/06/2012 06:04 - Người đăng bài viết: admin
Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để mô phỏng và dự báo sóng vùng biển ven bờ Hải Phòng

Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để mô phỏng và dự báo sóng vùng biển ven bờ Hải Phòng

Sóng biển là một yếu tố quan trọng trong công tác nghiên cứu các quá trình động lực biển. Những hiểu biết đầy đủ về sóng biển và các đặc trưng của nó sẽ giúp ta giải thích và tính toán được nhiều quá trình diễn ra trong biển, đặc biệt là ở vùng ven bờ như: Biến động đường bờ, thay đổi địa hình đáy biển, tính toán áp lực sóng lên các công trình, năng lượng sóng, tái phân bố các ....
Mở đầu

Sóng biển là một yếu tố quan trọng trong công tác nghiên cứu các quá trình động lực biển. Những hiểu biết đầy đủ về sóng biển và các đặc trưng của nó sẽ giúp ta giải thích và tính toán được nhiều quá trình diễn ra trong biển, đặc biệt là ở vùng ven bờ như: Biến động đường bờ, thay đổi địa hình đáy biển, tính toán áp lực sóng lên các công trình, năng lượng sóng, tái phân bố các chất ô nhiễm, nước dâng do sóng. Hiện nay để có được thông tin về sóng biển và các đặc trưng của sóng biển, ngoài việc tiến hành đo đạc trực tiếp có thể dùng các mô hình mô phỏng toán học. Áp dụng được mô hình SWAN mô phỏng và dự báo sóng ở vùng ven bờ. Bước đầu đánh giá được sự biến động theo mùa của trường sóng ven biển Hải Phòng.
Phương pháp


 
Việc giải phương trình cân bằng tác động được thực hiện trong SWAN bằng nhiều sơ đồ khác nhau trong cả 5 chiều (thời gian, không gian địa lý, không gian phổ). Những sơ đồ đầu mô tả sự truyền sóng không có các giá trị của hàm nguồn phát sinh, tiêu tán và tương tác giữa các sóng. Sau đó là dạng mô tả đầy đủ của các giá trị hàm này. Thời gian được mô tả với hằng số bước thời gian Δt cho đồng thời tích phân quá trình truyền sóng và các hàm nguồn. Không gian địa lý được mô tả bằng lưới chữ nhật với độ phân giải Δx, Δy theo hướng x và y. Phổ sóng được mô tả bằng độ phân giải hướng Δθ và độ phân giải tần số tương đối Δσ/σ (phân bố tần số logarit).

Kết quả


Mùa mưa: Trong mùa mưa ta thấy sóng có hướng Nam và Nam đông nam có tần suất đáng kể. Độ cao sóng vùng bờ nằm trong khoảng từ 0,2m – 0,6m, ở ngoài khơi độ cao sóng vào khoảng 0,8m-1,4m, độ cao sóng lớn nhất có thể đạt 3,4m  (Hình 10), và độ cao sóng phía ngoài Đảo Long Châu cao hơn khu vực Cửa sông Thái Bình, độ cao sóng khu vực Cát Hải có giá trị nhỏ hơn so với hai khu vực kia trong suốt khoảng thời gian tính toán.

Trường độ cao và hướng sóng khu vực biển ven bờ Hải Phòng trong 7/2008
 


Mùa khô: Trong mùa khô, do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên độ dài bước sóng nhỏ hơn trong mùa mưa (sóng ngoài khơi truyền vào), sự biến thiên của độ cao sóng với mức độ mạnh hơn (Hình 13).  Nhìn chung trong mùa này sóng có hướng Đông chiếm ưu thế, các hướng khác chiếm tần suất không đáng kể. Hướng sóng chiếm tần suất cao ở khu vực phía ngoài đảo Long Châu khoảng 67.550, trong khoảng thời gian tính toán hướng sóng dao động trong khoảng từ vào khu vực ven bờ do ảnh hưởng của địa hình đáy và đường bờ nên hướng sóng thay đổi: Cát Hải sóng có hướng chiếm ưu thế là 940, phía bắc mũi Đồ Sơn sóng có hướng ưu thế là 780.


Trường độ cao và hướng sóng khu vực biển  ven bờ Hải Phòng trong 12/2008
Kết luận:

Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã áp dụng thành công mô hình SWAN vào tính sóng trong các điều kiện lý tưởng, và áp dụng mô phỏng và dự báo trường sóng cho khu vực ven biển Hải Phòng theo mùa, các kết quả nhận được về các đặc trưng sóng tương đối phù hợp với các đặc trưng sóng ở khu vực theo các tài liệu quan trắc trong lịch sử.Khuyến nghị: 

- Cần nghiên cứu, triển khai có các mô hình sóng ngoài khơi, để cung cấp phổ sóng đầu vào cho các mô hình sóng vùng ven bờ.
- Cần có các mô hình dự báo khí tượng (ví dụ như MM5), nhằm cung cấp dữ liệu đầu vào cho các mô hình thủy động lực nói chung và mô hình sóng nói riêng (hoặc mua số liệu dự báo của các mô hình dự báo khí tượng của các nước trên thế giới).
- Triển khai các mô hình thủy động lực có tích hợp các mô-đun dòng chảy, thủy triều để tạo trường dữ liệu đầu vào cho SWAN.
- Tiếp tục nghiên cứu và chạy SWAN trên hệ thồng lưới lồng, lưới tam giác để cho kết quả chính xác hơn, đáp ứng cho các khu vực ven bờ có địa hình đáy và đường bờ phức tạp.
 
Tác giả bài viết: Nhóm tác giả: Lê Đức Cường, Đỗ Trọng Bình
Nguồn tin: Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Bizmac.com -thiết kế web 24/7

Xem kênh Youtube

Thăm dò ý kiến

Bạn hiểu gì về lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển

Không quan tâm

Hiểu không nhiều

Tôi đã học một vài tài liệu

Rất quan tâm và thương xuyên đọc web bienxanh.net





   
Loading
Trưởng ban biên tập: TS. Lê Xuân Sinh - Email: bienxanhs.net@gmail.com - Hotline: +(84)972-366-858