Cách sử dụng một số loại pipet trong PTN

Trong công việc ở phòng thí nghiệm dụng cụ quen thuộc và hay được sử dụng nhất là pipet. Hiện nay các phòng thí nghiệm đã trang bi nhiều pipet hỗ trợ thí nghiệm viên một cách an toàn và hữu ích.
Cách sử dụng một số loại pipet trong PTN

Cho đến nay, có rất nhiều loại pipet nhưng có thể chia ra thành 3 loại chính: (1) Pipet pasteur bằng thủy tinh không chia vạch; (2) Pipet chia vạch bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh; (3) Pipet bán tự động một kênh và nhiều kênh. Để làm tốt các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, cần phải hiểu cách dùng và bảo quản các loại dụng cụ này, đặc biệt đối với các pipet bán tự động cần biết cách kiểm tra phát hiện những sai số của pipet để kịp thời chỉnh lý.


1. PIPET PASTEUR
Pipet pasteur chất liệu bằng thủy tinh: bình thường, đầu hút pipet thường được hàn kín bằng nhiệt, khi sử dụng phải dùng kẹp bẻ một phần đầu hút pipet rồi mới tiếp nối pipet vào quả bóp cao su hoặc trợ pipet để sử dụng. Sau sử dụng loại pipet này có thể sấy khử trùng rồi hủy bỏ, hoặc có thể rửa làm sạch, thể kéo lại đầu hút pipet và làm kín lại bằng nhiệt để tái sử dụng.

 

2. PIPET CHIA VẠCH

 
Pipet chia vạch và hút hoá chất nhờ hỗ trợ của quả bóp.

2.1. Pipet chia vạch chất liệu bằng thủy tinh (tái sử dụng sau quy trình rửa)
2.1.1. Cách sử dụng pipet với quả bóp cao su hoặc trợ pipet
- Khi hút dung dịch bằng pipet, phải chú ý cắm sâu đầu dưới của pipet vào dung
dịch. Dung dịch cần hút ở trong chai nếu có thể tích lớn cần được chuyển ra
một chai khác hoặc bình khác với lượng dung dịch nhỏ hơn. Phần còn lại sau
khi sử dụng pipet để lấy không được đổ lại chai gốc.
- Nên hút tráng pipet hai hoặc ba lần bằng dung dịch định hút rồi mới sử dụng
pipet để hút lấy.
- Khi cho dung dịch chảy từ pipet vào bình, chai hoặc ống nghiệm, cầm pipet ở
tư thể thắng đứng, chạm đầu dưới của pipet vào thành bình hứng để ở tư thế
nghiêng.
Để cho dung dịch chẩy tự do xuống bình, đợi 3 giây, đầu pipet vẫn chạm vào
thành bình hứng. Không sử dụng quả bóp cau su hoặc trợ pipet đẩy hết giọt
cuối cùng còn đọng lại ở đầu pipet để tránh tạo khí dung.
2.1.2. Rửa pipet và các quy trình cần thực hiện để tái sử dụng
- Pipet thủy tinh sau khi sử dụng cần được sấy khử trùng, dùng kẹp nhỏ lấy bông ở
đầu trên ra rồi ngâm vào dung dịch tẩy rửa đồ thủy tinh, sau đó rửa, sấy khô, đóng
gói để tái sử dụng.
2.2. Pipet chia vạch chất liệu bằng nhựa đã vô trùng (sử dụng một lần): cách sử
dụng như pipet chia vạch chất liệu bằng thủy tinh: lấy ra khỏi bao giấy, sử dụng, sấy
khử trùng rồi hủy.

 


3. PIPET BÁN TỰ ĐỘNG


Pipet bán tự động

3.1. Cách sử dụng (pipet eppendorf)
3.1.1. Cách cầm pipet
a. Cái móc: cầm Pipet nghiêng về một phía hơi cách lỏng lẻo trên sống bàn tay khi
không sử dụng, như vậy sẽ làm cơ tay ít bị quá sức.
b. Cầm chặt bằng cả bàn tay. Tránh cầm pipet quá chặt để giảm mỏi cơ tay và cơ vai
sau khi sử dụng pipet lâu.
c. Để lộ phần ghi số thể tích: có thể nhìn trong suốt thời gian để có thể kiểm soát thể
tích lấy ngay cả khi đang sử dụng.
d. Nút bật lớn: để một khoảng cách thuận lợi trong khoảng với của ngón tay cái và có
một diện tích bề mặt rộng để làm giảm mỏi ngón tay cái.

Tác giả bài viết: Lê Văn Nam