Chương trình KH và CN biển đôi điều cần biết

Tên đầy đủ của chương trình: "“Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”, mã số KC.09/11- 15.

Ban chủ nhiệm

Danh sách các thành viên Ban chủ nhiệm Chương trình

khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015

Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”,
 mã số KC.09/11- 15

Số TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

Chức danh trong Ban chủ nhiệm

1

GS.TS.

Trần Nghi

Trung tâm Biển và Đảo, Đại học Quốc gia Việt Nam

Chủ nhiệm

2

PGS.TS.

Trần Đức Thạnh

Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam

Phó Chủ nhiệm

3

PGS.TS.

Bùi Xuân Thông

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ủy viện kiêm Thư ký Khoa học

4

PGS.TS.

Đỗ Văn Khương

Hội đồng Khoa học và Công nghệ Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy viên


          I. Mục tiêu

  1. Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển và khung thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, vùng ven biển và hải đảo, bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của Việt Nam.  

  2.  Cung cấp luận cứ khoa học cho việc khai thác hợp lý tài nguyên biển và hải đảo; quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

  3. Ứng dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ mới, tiên tiến trong giám sát, điều tra tài nguyên, môi trường biển; phòng tránh thiên tai trên biển, đảo. Chú trọng triển khai KHCN biển liên quan đến vùng nước sâu và xa bờ nhằm khẳng định chủ quyền và đảm bảo an ninh quốc phòng trên vùng biển và hải đảo Việt Nam.

  4. Tạo một bước chuyển biến mới về công nghệ nghiên cứu biển và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ biển thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu một số vấn đề quan trọng của Biển Đông.

          II. Các nội dung nghiên cứu chính

  1.  Xây dựng các luận cứ khoa học, thực tiễn  phục vụ cho việc hoạch định và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển và khung thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, vùng ven biển và hải đảo Việt Nam.

  2.  Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật cho công tác phân vùng chức năng và quy hoạch không gian biển phục vụ việc xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý bền vững các vùng biển, ven biển và hải đảo Việt Nam.

  3.  Nghiên cứu các trường địa vật lý, cấu trúc địa chất, địa chất công trình, cơ chế địa đô%3ḅng lực hình thành và phát triển thềm lục địa Viêt Nam; quy luâ%3ḅt hình thành các loại hình khoáng sản quan trọng liên quan (dầu khí, khoáng sản rắn và khí hydrate) phục vụ xác định chính xác ranh giới ngoài của thềm lục địa nước ta, mở rô%3ḅng công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản đặc biê%3ḅt là ở vùng biển nước sâu.

  4.  Nghiên cứu các trường khí tượng thủy văn, các trường âm, trường thuỷ động lực biển Việt Nam phục vụ yêu cầu khảo sát ngầm dưới nước, hàng hải và quốc phòng, an ninh dưới đáy biển.

  5. Triển khai ứng dụng quy trình công nghệ dự báo ngư trường và kiểm chứng nâng cao hiệu quả dự báo phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

  6. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thiêt kế, xây dựng các công trình trên biển, ven biển, trên các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ (quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các công trình DK).

  7.  Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu một số vấn đề quan trọng của Biển Đông: tương tác sông - biển cửa sông Hồng, sông Cửu Long; cấu trúc địa chất và hoạt động kiến tạo của biển Đông; đánh giá về tài nguyên, môi trường biển (chú trọng đến các đối tác chính là Liên bang Nga, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản).

          III. Dự kiến sản phẩm

    1. Bộ cơ sở dữ liệu theo các nội dung liên quan và tài liệu gốc:

  - Tập bản đồ về cấu trúc địa chất được xây dựng trên cơ sở các tài liệu thực địa mới nhất, phân tích, đối sánh và tổng hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây, thể hiện rõ về bối cảnh kiến tạo-địa động lực Biển Đông Việt Nam trong kiến tạo khu vực Đông Nam Á và thế giới.

  - Tâ%3ḅp bản đồ phân vùng chức năng biển đảo Viê%3ḅt Nam làm cơ sở khoa học phục vụ nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vê%3ḅ chủ quyền, tài nguyên và môi trường vùng biển đảo Viê%3ḅt Nam, đặc biê%3ḅt vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

    2. Các đề xuất về thể chế, chính sách, giải pháp theo các nội dung liên quan:

  - Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ chủ quyền, đàm phán thực hiện luật khai thác chung giữa các quốc gia có biển tranh chấp.

  - Cơ sở khoa học, thực tiễn và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng hệ thống các huyện đảo Trung Bộ và Nam Bộ (phần biển Đông) của Việt Nam.

  - Các giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các công trình tại các đảo san hô xa bờ, khu vực DKI phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

    - Các mô hình dự báo theo các nội dung liên quan.

    3. Các báo cáo khoa học, báo cáo tổng hợp, sách chuyên khảo; các bài báo khoa học:

- Hệ thống các cơ sở dữ liệu hải dương học, nghề cá hoàn chỉnh cho phép đánh giá và dự báo ngư trường theo công nghệ tiên tiến phục vụ quản lý khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản xa bờ.

- Bô%3ḅ dữ liê%3ḅu được quản lý và khai thác bằng công nghê%3ḅ GIS về phân vùng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hô%3ḅi biển đảo Viê%3ḅt Nam và lân câ%3ḅn, bao gồm: các tài liê%3ḅu đã được thu thâ%3ḅp; các kết quả tính toán nghiên cứu; các bản đồ phân vùng chuyên đề; bản đồ phân vùng quy hoạch tổng hợp.

- Sách chuyên khảo, các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí trong nước và nước ngoài nhằm hỗ trợ công tác giáo dục, tuyên truyền về biển và hải đảo Viê%3ḅt Nam.

    4. Kết quả đào tạo nâng cao trình độ cán bộ khoa học và công nghệ

IV. Chỉ tiêu đánh giá

  1. Chỉ tiêu về trình độ khoa học:

  100% đề tài có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ có uy tín quốc gia hoặc quốc tế, trong đó tỷ lệ công bố quốc tế đạt ít nhất 20%.

  2. Chỉ tiêu về khả năng ứng dụng:

  Các sản phẩm đều có tính mới, đạt trình độ quốc gia, có thể được áp dụng trong nghiên cứu, sản xuất.

  3. Chỉ tiêu đào tạo:

  100% đề tài có tham gia đào tạo thạc sỹ hoặc tiến sỹ.

  4. Chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ:

  Có ít nhất từ 2-3 sản phẩm được cấp văn bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.

  5. Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:

  - 40% đề tài có kết quả được ứng dụng phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch khai thác, sử dụng (quy hoạch không gian) biển, vùng ven biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, đảo, vùng ven biển.

  - 40%  đề tài có kết quả được ứng dụng rộng rãi trong giám sát, điều tra tài nguyên, môi trường biển; phòng tránh thiên tai trên biển, đảo.

  - 20% đề tài có kết quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng ở giai đoạn tiếp theo.

Nguồn tin: vpct.gov.vn