Quy trình nuôi nghêu trắng Bến Tre - khu vực cửa sông Bạch Đằng

Quy trình nuôi nghêu trắng Bến Tre - khu vực cửa sông Bạch Đằng
Vùng cửa sông Bạch Đằng thuộc kiểu vùng cửa hình phễu với hai bên phân bố các bãi triều là địa hình quan trọng nhất trong các dạng địa hình bị ngập nước theo chu kỳ triều. Bãi triều thường là cát pha bùn có các tiểu hoàn lưu hình thành do sự tương tác giữa dòng chiều và dòng chảy cửa sông (Trần Đức Thạnh, 2000). Bãi triều với thành phần cấp hạt phù hợp với điều kiện phát triển của nghêu (Meretrix Lyrata) (MCD, 2009).
Quy trình nuôi nghêu trắng Bến Tre - khu vực cửa sông Bạch Đằng

Vùng cửa sông Bạch Đằng thuộc kiểu vùng cửa hình phễu với hai bên phân bố các bãi triều là địa hình quan trọng nhất trong các dạng địa hình bị ngập nước theo chu kỳ triều. Bãi triều thường là cát pha bùn có các tiểu hoàn lưu hình thành do sự tương tác giữa dòng chiều và dòng chảy cửa sông (Trần Đức Thạnh, 2000). Bãi triều với thành phần cấp hạt phù hợp với điều kiện phát triển của nghêu (Meretrix Lyrata) (MCD, 2009). 
                                     
 
Với nguồn dinh dưỡng phong phú do dòng chảy từ lục địa ra vùng cửa sông nên nghêu Bến Tre được nuôi tại đây đang phát triển mạnh. Diện tích nghêu biến tại các bãi triểu ở khu vực xã Đồng Bài – huyện Cát Hải từ 2000 (23,9ha) đến 2005 là (155,5ha) (Trần Đình Lân, 2009). Vì đặc điểm chất lượng nước, bãi triều, trao đổi nước ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có nét riêng so với vùng châu thổ như bãi nghêu Nam Định nên con nghêu phát triển theo quy luật riêng. 


Nuôi nghêu tại các ô thí nghiệm hiện trường


 
- Cải tạo bãi: Bãi được phơi sau khi thu hoạch, nếu tỷ lệ bùn lớn khoảng 30-40% thì được bơm cát vào bãi, độ dày của lớp cát 15cm là thích hợp. 



 
- Quây lưới, cắm cọc: Dùng lưới nylon với mắt lưới 10mm x 10mm. Lưới được chôn sâu dưới lớp cát khoảng 30cm để tránh lưới bị bật khi có sóng lớn. Việc cắm vây để đảm bảo bãi không bị cuốn trôi và nghêu không thất thoát. Yêu cầu cọc tre dài 2m/cọc (phải có 2 hàng cọc, cọc hom bên trong và cọc cắm bên ngoài vây). Cọc hom cao 2,5 – 3 m và cọc ngoài thấp hơn  khoảng 1,7 -1,8 m. Cọc phải cắm sâu 1m, mỗi cọc cách nhau 1,2 m; đường kính trung bình là 5 - 7 cm.
 
Thời gian thả giống: Đợt 1 bắt đầu từ tháng 11 âm lịch và đợt 2 bắt đầu từ tháng 5 âm lịch. Thời gian thả giống tránh tháng 2-3 âm lịch vì đây là thời điểm giao mùa nên giống hay bị chết.Như báo Hải Phòng đưa tin, nghêu nuôi chết hàng loạt ở Cát Hải, trong đó xã Hiền Hào mất 100% diện tích, gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi vào năm 2010.

 
- Kích thước giống: Khu vực Bạch Đằng, do ảnh hưởng của sông, tốc độ chảy xuống cực đại 90cm/s và chảy lên cực đại 60cm/s. Do dòng chảy mạnh nên nghêu giống thả phải cỡ nghêu cúc – nghêu dắt (ương giống cấp ba) cỡ 400-500/kg. 



 
- Nguồn giống: Nguồn giống từ 2010 về trước được lấy từ Trung tâm giống Nam Định. Vận chuyển giống được chở bằng thuyền, phủ khăn ẩm nước lên ô chứa giống. Khi thiếu giống có thể nhập từ nguồn giống của miền Nam bằng các xe công lạnh. Để giảm công chi phí vận chuyển giống từ xa làm tăng giá thành và giảm sức khỏe con giống thì tại khu vực xã Đồng Bài Cuối đã có một số trạng trại giống nuôi thử nghiệm để cung cấp nguồn giống tại chỗ.

 
- Cách thả giống: Giống từ nơi thu mẫu đến nơi thả mất khoảng 8h đi thuyền. Giống được thả ngay sau khi về bãi và thời điểm thả khi bắt đầu nước lên ngập lưới từ 20-30 cm.


 
- Chăm sóc nghêu: Nghêu ăn lọc tự nhiên và bám đáy nên không mất nhiều công chăm sóc. Các công việc trong thời gian chờ thu hoạch là: Vệ sinh lưới do rác bám hay rách, cắm và thay cọc khi bị gẫy, vùi nghêu xuống cát khi bị phơi bãi, kiểm tra mức độ phân bố bùn cát và bổ sung cát với các bãi triều thấp của ô nuôi. Đặc biệt là thu bắt ốc hương. Đây là loài có giá trị kinh tế nhưng cũng là địch hại của nghêu làm giảm năng suất.


 
- Thu hoạch: Khai thác bằng cào thủ công hoặc thuyền máy.

Tác giả bài viết: Hải An

Nguồn tin: Nguồn: NCS. Lê Xuân Sinh, trích từ luận án tiến sĩ