Sử dụng công nghệ 4.0 trong nghiên cứu tích tụ độc tố trong sinh vật

Đối với cuộc cách mạng 4.0, các nhà nghiên cứu khoa học cũng hướng đến các nghiên cứu tích tụ độc tố trong sinh vật bằng các thiết bị hiện đại.
Các nghiên cứu về tích tụ độc tố (kim loại nặng, POPs, độc tố) được TS. Lê  Xuân Sinh và các nhà khoa học tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển từ năm 2007 đến nay. Loài sinh vật được chọn là các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài ăn lọc, sống bám đáy, ít di chuyển và dễ thu bắt. 

Các nhà khoa học Viện TNMT biển đang bố trí thí nghiệm tại bãi ngao xã Đồng Bài, huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng).


Các nghiên cứu mang tính chất bị động, khi hiện tượng ô nhiễm môi trường xảy ra thì các nhà khoa học mới nhận thông báo đến hiện trường.



Diễn biến nhiệt trong lớp trầm tích đáy, vị trí ngao Mertrix lyrata vùi mình trong thời gian phơi bãi triều

Sử các công nghê hiện đại (CNY70) để theo dõi sinh trưởng và sức khỏe của các loài sinh vật là hướng nghiên cứu mới. Môi trường có hiện tượng ô nhiễm, các độc tố vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật, các tín hiệu sẽ được phát về trung tâm. Dưới đây là sơ đô nghiên cứu:

Chip CNY70 được gắn vào vỏ loài hai mảnh (ngao, vẹm, tu hài...) để theo dõi sinh trưởng, thông sức khỏe sinh vật.

Các định hướng nghiên cứu đang được triển khải và tìm các đơn vị phối hợp, đơn vị cung cấp thiết bị để giúp cho kết quả nghiên cứu môi trường luôn chủ động, ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp, giải các bài toán kịp thời trước những yêu cầu bức xúc của người nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Tác giả bài viết: TS. Lê Xuân Sinh và CS