Công viên biển hòa bình ở Biển Đông

Công viên biển hòa bình là biểu tượng của sự hợp tác đang diễn ra giữa các quốc gia với mục đích hòa bình
Hôi nghị quốc tế "An ninh môi trường và Hàng hải vì một biển Đông xanh"
Công viên hòa bình là gì ?

Theo IUCN định nghĩa, Công viên biển hòa bình (MPP) là: Khu bảo vệ liên quốc gia được chính thức dành riêng cho việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa có liên quan để thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế trên biển, hải đảo tại những nơi còn có xung đột, mâu thuẫn.

Công viên biển hòa bình có những lợi ích sau đây:
- Là biểu tượng của sự hợp tác đang diễn ra giữa các quốc gia với mục đích hòa bình;
- Là điểm nhấn cho các cuộc thảo luận giữa các nước láng giềng mặc dù các quốc gia có thể đang có chia rẽ sâu sắc về kinh tế, xã hội, môi trường, hoặc lợi ích khác;
- Tăng cường an ninh và kiểm soát các nguồn tài nguyên trong khu vực biên giới biển để các chủ sở hữu hợp pháp có thể có lợi hơn từ chúng;
- Phát triển cơ hội cho du lịch sinh thái biển và phát triển bền vững liên doanh quốc tế trên một khu vực qui mô rộng hơn;
- Một địa điểm phong phú và linh hoạt của các mối quan hệ đối với các nhà quản lý bảo tồn biển từ các quốc gia tham gia, các cơ quan chính phủ, địa phương và phi chính phủ quốc tế, và cộng đồng các nhà tài trợ.

Một số ví dụ điển hình về Công viên biển Hòa bình - MPP

1. "Công viên biển hòa bình Hồng Hải- một mô hình MPP điểm về hợp tác quốc tế - áp dụng theo đúng nghĩa đen với những gì I-xra-en  Gioóc-đa-ni đã được công nhận trong phía Bắc VịnhAqabamột vùng biển nửa kín được chia sẻ bởi các quốc gia này. Đây là một phần của hiệp ướchòa bình mà hai nước đã ký kết năm 1994 để bình thường hóa quan hệ. Hai quốc gia I-xra-en Gioóc-đa-ni đã phát triển MPP Hồng Hải thể hiện qua hai Khu bảo tồn biểnAqaba của Gioóc-đa-ni khu Eilat của I-xra-en. Việc thành lập MPP Hồng Hải kêu gọi các quốc gia đối tác có những nỗ lực nghiên cứu về san hô và sinh vật biểnthực hiện các chính sách  quy định phối hợp để bảo vệ các rạn san hô và tài nguyên sinh vật biển.
2. Công viên biển hòa bình Triều Tiên
Những bài học từ các MPP Hồng hải cũng như từ nhiều công viên hòa bình trên mặt đất đang được áp dụng trong các nỗ lực thành lập một công viên hòa bình biển trên bán đảo Triều Tiên. Năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch bắt đầu xây dựng MPP với CHDCND Triều Tiên trong vùng biển phía Tây bán đảo Triều Tiên -  nhằm mục đích giúp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và hòa bình trong khu vực, là biểu tượng của "3 chữ P": bảo vệ sinh thái toàn vẹn, hòa bình và thịnh vượng kinh tế.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ I-xra-enGioóc-đa-ni Mỹ đề xuất một số MPP tiềm năng trên toàn Đại dương thế giới chủ yếu tại các vùng còn có các xung đột, khủng hoảng:
3. Phía Đông đảo quốc Ca-ri-bê;
4. Vùng biển Địa Trung Hải (Gaza/Gioóc-đa-ni/I-xra-en);
5. Vùng ven biển Pa-ki-xtan  Ấn Độ (vùng ven đồng bằng sông Indus);
6. Vùng biển Adriatic (thuộc các nước cộng hòa Nam Tư cũ);
7. Vùng biển ở Cyprus (Hy Lạp  Thổ Nhĩ Kỳ);
8. Các vùng biển đảo tranh chấp khu vực Biển Đông như Trường Sa, Hoàng Sa.

Khu vực biển quần đảo Hoàng Sa

Vùng này có tính đa dạng sinh học cao, tuy còn vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, nhưng Việt Nam có thể đề xuất xây dựng MPP tại khu vực này.

 
Các khu bảo tồn biển của Việt Nam
Các khu bảo tồn biển của Việt Nam

Khu vực quần đảo Trường Sa
Khu vực này gồm có: Khu bảo tồn biển Nam Yết, quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và đang đề xuất thêm khu bảo tồn biển Đảo Thuyền Chài.
Vùng biển đảo Trường Sa đang có sự tham gia và chiếm giữ các đảo của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc; Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây và Đài Loan. Các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan tại Biển Đông (DOC), tuy nhiên các xung đột, va chạm vẫn thường xuyên xảy ra và rất khó sớm có giải pháp chính trị để phân chia lãnh thổ biển rõ ràng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể đưa ra một đề xuất để các bên liên quan sớm xem xét: lồng ghép mô hình hợp tác MPP Trường Sa cho tiểu vùng hay toàn vùng biển quần đảo Trường Sa như là một bước tiến trong công tác bảo tồn thiên nhiên.

TS. Dư Văn Toán
Bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao, số 3 (86), tháng 9/2011

Tác giả bài viết: Mai Lan sưu tầm

Nguồn tin: nghiencuubiendong.vn