Mô hình kinh tế xanh cho xã đảo Việt Hải, hướng đi sáng tạo và bền vững

Chuyển đồi từ mô hình kinh tế truyền thống xa xưa là dựa vào hoạt động săn bắt, hái lượn hay nông nghiệp thuần túy sang mô hình kinh tế xanh thân thiện môi trường là kết quả nghiên cứu thành công của nhóm TS. Lê Xuân Sinh và cộng sự.
Kết quả nghiên cứu của TS. Lê Xuân Sinh nghiên cứu và xây dựng mô hình kinh tế xanh cho các xã đảo là hướng đi giúp người dân đảo nâng cao thu nhập, bám đảm để giữ vững chủ quyền an ninh biển đảo. Kết quả nghiên cứu là sự nỗ lực, chăm chỉ để vượt qua các điểm khó khăn khi nghiên cứu biển như là thời tiết gió mùa, di chuyển xa xôi, và tiếp cận các khu vực nghiên cứu không dễ dàng.



Hình ảnh 1: Các hoạt động khảo sát tại các xã đảo xa xôi (Cát Bà - Hải Phòng, Nhơn Châu - Bình Định, Nam Du - Kiên Giang)

Các kết quả nghiên cứu đã đạt giải ba của Liên hiệp hội KHKT, tên giải thưởng "Mô hình nông dân tham gia du lịch sinh thái theo hướng kinh tế xanh tại xã đảo Việt Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng”", nhóm tác giả: Lê Xuân Sinh, Nguyễn Văn Bách, Bùi Thị Minh Hiền, Hoàng Văn Tuyên, Lê Hải Anh, theo Quyết định số 245/QĐ-BTCHT của UBND thành phố Hải Phòng/ BTCH ký ngày 22/12/2023.    


Hình ảnh 2: Nhóm tác giả gồm doanh nhân Hoàng Văn Tuyên, TS. Lê Xuân Sinh và các cộng sự
 
 Nghiên cứu mô hình kinh tế xanh tại các đảo phải dựa vào nguồn vốn tự nhiên đặc trưng của các đảo và vượt qua các thách thức như tính liên kết yếu, người dân chưa quan tâm, cơ sở hạ tầng đang quá trình xây dựng. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp để cùng chung tay phát triển, đầu tư các hạng mục phát triển kinh tế cho các xã đảo như môi liên kết giữa Viện và Công ty Trường Xanh Food để có những kết quả như ngày hôm nay.


 


Hình ảnh 3: Kết quả nghiên cứu đã được ghi nhận tại hội thi sáng tạo kỹ thuật Hải Phòng lần thứ 4 (2022-2023)

Tác giả bài viết: Mai Lan