Hot keys: Education and Training courses in Marine Scientist and Technology!

Các loài đặc sản biển có tích tụ độc tố ?

Đăng lúc: Thứ tư - 03/04/2013 07:38 - Người đăng bài viết: admin
Đề tài đã nghiên mức độ tích lũy nhóm các chất ô nhiễm có tính độc trong môi trường khu vực phân bố các loài đặc sản trên và trong phần thịt của chúng.
Hai khu vực nuôi các loài này phân bố chủ yếu tại một số khu vực của Hải Phòng và Quảng Ninh. Hải Phòng là một thành phố ven biển có các hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ, nước mặn đa dạng và phong phú. Theo ước tính, nguồn lợi thuỷ sản mỗi năm ở vùng cửa sông Bạch Đằng có khoảng 4,5 tấn tu hài, 3000 tấn sò lông, 5000 tấn ngao, 1000 tấn ngó, 2000 tấn sò huyết (Lăng Văn Kẻn, 2008). Tỉnh Quảng Ninh có sự phân bố tập trung về các loài nhuyễn thể ở huyện Yên Hưng và huyện Vân Đồn. Sản lượng loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như Tu hài là 100 ÷ 150 tấn trong năm 2007 và 500 tấn trong năm 2008. Theo thống kê của huyện Vân Đồn, sản lượng khai thác Sá sùng ở Minh Châu năm 1996 là 12 tấn khô; năm 1997 là 10 tấn và năm 1998 từ 6 ÷ 8 tấn.
 
Thu mẫu các loài đặc sản 
 
Vậy mức độ tích tụ các chất ô nhiễm có tính độc trong các loài đặc sản bãi triều có giá trị kinh tế khu vực Đông bắc Bắc Bộ như thế nào ? Để trả lời câu hỏi này, đề tài mã số 06.07/11 -12:“Đánh giá khả năng tích tụ các chất ô nhiễm có độc tính trong một số loài đặc sản ở vùng triều ven bờ Đông Bắc Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa, phòng tránhđã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phê duyệt vào ngày 1/1/2011. Thời gian thực hiện đề tài trong hai năm, từ 1/2011 đến 12/2012.
Ngán (Austriella corrugata) Tu hài (Lutraria rhynchaena) Sò huyết (Anadara granosa) Sá sùng (Sipunculusnudus Linnaeus)
Các đối tượng là đặc sản khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh

Phân bố của các loài đặc sản (Tu hài, Ngán, Sò huyết và Sá sùng) dọc bãi biển ven từ trải dài từ Quảng Ninh đến Hải Phòng cho thấy mức độ giàu có về tiềm năng nguồn lợi hải sản. Tuy nhiên do cách thức đánh bắt hủy diệt (bắt loại kích thước nhỏ hoặc bố mẹ trong thời kỳ sinh sản) đã làm thu hẹp diện tích phân bố tự nhiên. Hiện nay phân bố Ngán (Austriella corrugata) chỉ còn ở bãi thuộc xã Hoàng Tân – Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh); Sò huyết (Anadara granosa) phân bố ở một số nơi nhưng mật độ không cao, hiện này diện tích nuôi tập trung lại tăng lên (xã Hoàng Tân - Quảng Ninh); Sá sùng trước đây tập trung nhiều bãi cát ven biển từ Hải Phòng đến Quảng Ninh nhưng nay chỉ tập trung với mật độ cao ở một số bãi thuộc Quảng Ninh (bãi Đông Xá, bãi đảo Quán Lạn) và đề tài tập trung nghiên cứu Sá sùng ở khu vực bãi Đông Xá (bãi ven bờ thường xuyên tiếp nhận các nguồn thải từ lục địa); Tu hài (Lutraria  rhynchaena) diện tích phân bố ngoài tự nhiên rất ít mà thay đó là nguồn nuôi tập trung (Vịnh Lan Hạ - Cát Bà, Vân Đồn – Quảng Ninh).


Đào Sá sùng tại Vân Đồn
 
Hàm lượng độc tố (Hg,As và PCBs) trong mô sinh vật ở các nhóm kích thước khác nhau đối với 03 loài sinh vật (Tu hài, Sá sùng và Sò huyết) thấp hơn quy chuẩn của BYT vì thế chúng đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngán có mức tích tụ cao nên được khuyến cáo sử dụng như sau:
Loại Kg nặngTB (g)/ cá thể Số cá thể/kg Mức độ sử dụng
(Cá thể)
Loại 1 22,0 46 2
Loại 2 27,9 36 2
Loại 3 36,1 28 1
Loại 4 53,9 19 1
Loại 5 85,3 12 1

.....Trích một phần kết quả nghiên cứu của đề tài 06.07/11-12.....
----Chủ nhiệm đề tài: ThS.NCS. Lê Xuân Sinh - email:sinhlx@gmail.com..........
Tác giả bài viết: Mai Lan
Nguồn tin: Viện IMER

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Bizmac.com -thiết kế web 24/7

Xem kênh Youtube

Thăm dò ý kiến

Bạn hiểu gì về lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển

Không quan tâm

Hiểu không nhiều

Tôi đã học một vài tài liệu

Rất quan tâm và thương xuyên đọc web bienxanh.net





Thống kê

  • Đang truy cập: 321
  • Hôm nay: 19922
  • Tháng hiện tại: 1693030
  • Tổng lượt truy cập: 53039232
   
Loading
Trưởng ban biên tập: TS. Lê Xuân Sinh - Email: bienxanhs.net@gmail.com - Hotline: +(84)972-366-858