Hot keys: Education and Training courses in Marine Scientist and Technology!

Phát thải khí nhà kính từ đất ngập nước ven biển Hải Phòng

Đăng lúc: Thứ tư - 16/09/2015 16:53 - Người đăng bài viết: admin
Đất ngập nước ven biển là một loại hình đất ngập nước quan trọng mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng là nguồn đồng thời phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Ước tính phát thải từ đất ngập nước ven biển căn cứ các số liệu về diện tích của đất ngập nước ven biển
Rừng ngập mặn khu vực Hải Phòng

Rừng ngập mặn khu vực Hải Phòng

Mở đầu:
Đất ngập nước là nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân Việt Nam, mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường, đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước [1]. Các hệ sinh thái đất ngập nước cũng là nguồn gây phát thải khí nhà kính góp phần gây ra biến đổi khí hậu [2]. Việc hình thành các khí nhà kính thông qua quá trình chuyển hóa cacbon và nito tại các hệ sinh thái đất ngập nước. Hải Phòng là một địa phương có diện tích đất ngập nước thuộc loại lớn ở Việt Nam. Hải Phòng có 12 loại đất ngập nước (trên tổng số 14 loại hình theo phân loại RAMSAR). Theo đó, 5 vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ mặn trọng điểm được quy hoạch ở Kiến Thụy, Tiên Lãng, Cát Hải, Hải An và Đồ Sơn. Diện tích nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng năm 2012 là 13001,8ha; sản lượng thủy sản thu hoạch 97,72 nghìn tấn. Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2000, tổng lượng phát thải ở Việt Nam là 150,9 Tg CO2 (1Tg = một triệu tấn), trong đó lượng phát thải khí nhà kính khu vực nông nghiệp là 65,09 Tg CO2 chiếm tỷ trọng cao nhất (43,1%) của tổng lượng phát thải khí nhà kính Quốc gia, trong đó khu vực trồng lúa nước lượng phát thải lại chiếm tỷ trọng cao nhất (57,5%) của khu vực nông nghiệp [5].
 
 
 
Biến động phát thải khí CH4 và N2O trong 5 năm (2004 - 2012):
Tính toán lượng phát thải CH4 và N2O cho các năm 2004, 2005, 2010, 2011, 2012 cho thấy tổng lượng phát thải CH4 trong 5 năm (2004, 2005, 2010, 2011, 2012) cao hơn 23 lần so với phát thải N2O do hệ số phát thải CH4 cao hơn N2O và tỷ lệ này cũng giảm khi so sánh giữa các năm do diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm trong các năm gần đây. So sánh lượng phát thải CH4 từ đất ngập nước ven biển (nuôi trồng thủy sản) Hải Phòng các năm (2004, 2005, 2010, 2011, 2012) cho thấy lượng phát thải có xu hướng giảm trong năm 2012, sự biến động lượng phát thải CH4 phụ thuộc vào diện tích đất ngập nước. So với năm 2011 lượng phát thải CH4 năm 2012 giảm 1,06 lần; so với năm 2004 giảm 1,09 lần. Tổng lượng phát thải CH4 trong 5 năm (2004, 2005, 2010, 2011, 2012) là 25.526 tấn ≈ 638.150 CO2e/năm. Lượng phát thải N2O từ đất ngập nước ven biển (nuôi trồng thủy sản) các năm 2004 - 2012 có xu hướng tăng. So với năm 2011 lượng phát thải N2O năm 2012 tăng 1,05 lần; so với năm 2004 tăng 1,47 lần. Tổng lượng phát thải N2O trong 5 năm (2004, 2005, 2010, 2011, 2012) là 1111 tấn ≈ 331.078 CO2e/năm. Như vậy trong 5 năm (2004, 2005, 2010, 2011, 2012) đất ngập nước ven biển Hải Phòng đã phát thải một lượng là 969.228 tấn CO2e

Một số kết quả chính: 
Với tổng diện tích gần 65.000ha đất ngập nước, trong đó có trên 3.000ha đất có phủ thực vật; gần 15.000ha đất không phủ thực vật, 38.000ha đất ngập nước thường xuyên, 8800ha đất ngập nước được sử dụng, 193ha đất ngập nước khác. Hải Phòng là một địa phương có diện tích đất ngập nước thuộc loại lớn ở Việt Nam [4]. Diện tích nuôi trồng thủy sản tại Hải Phòng năm 2012 là 13001,8ha với sản lượng 97,72 nghìn tấn. Hàng năm đất ngập nước ven biển Hải Phòng đã phát thải gần 200.000 tấn CO2e. Lượng phát thải CH4 trong 5 năm (2004, 2005, 2010, 2011, 2012) là 638.150 CO2e; phát thải N2O là 331.078 CO2e. Như vậy trong 5 năm (2004, 2005, 2010, 2011, 2012) đất ngập nước nuôi trồng thủy sản đã phát thải một lượng là 969.228 tấn CO2e.
 
DOWLOAD FULL

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]  Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững đất ngập nước Mê Kông (2005), “Đánh giá liên ngành chính sách, pháp luật và thể chế quản lý đất ngập nước ở Việt Nam”, Cục bảo vệ môi trường, Hà Nội.
[2]  Trương Quang Học (2011), “Đất ngập nước và biến đổi khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
[3]  Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2012), “Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
[4]  Trần Đức Thạnh (2004), “Báo cáo tổng kết đề tài Đánh giá tổng quan tiềm năng sử dụng quản lý đất ngập nước ven biển Hải Phòng, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý”, Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Hải Phòng.
[5] Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Hồng Cúc, Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Việt Anh, Jane Hughes, Trịnh Thị Hòa, Trần Thu Hà (2012), Canh tác lúa ít khí thải nhà kính tỉnh An Giang vụ đông xuân 2010-2011, Tạp chí Khoa học 2012:23a 31-41, Trường Đại học Cần Thơ. 
[6] IPCC (2006), “Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories”, Volume 4: Agriculture, Forestry and Other Land Use.
[7] IPCC (2006), “Methodological Guidance on Lands with Wet and Drained Soils, and Constructed Wetlands for Wastewater Treatment”.
[8] WMO & UNEP (1996). “Guidelines for National Greenhouse Gaz Inventories - Reference Manuel (volume 3)”, IPCC - NGGIP Publications. 


Tác giả bài viết: ThS. Lê Văn Nam, TS. Lê Xuân Sinh
Nguồn tin: Viện Tài nguyên và Môi trường biển (VAST)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Bizmac.com -thiết kế web 24/7

Xem kênh Youtube

Thăm dò ý kiến

Bạn hiểu gì về lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển

Không quan tâm

Hiểu không nhiều

Tôi đã học một vài tài liệu

Rất quan tâm và thương xuyên đọc web bienxanh.net





Thống kê

  • Đang truy cập: 340
  • Hôm nay: 16497
  • Tháng hiện tại: 2361270
  • Tổng lượt truy cập: 53707472
   
Loading
Trưởng ban biên tập: TS. Lê Xuân Sinh - Email: bienxanhs.net@gmail.com - Hotline: +(84)972-366-858